Trang Sinh

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Trang Sinh

SCOUT LAND


    ĐÔI NÉT VỀ HỒNG SƠN DÃ MÃ

    cao viet tuan
    cao viet tuan
    ViP
    ViP


    Nam Tổng số bài gửi : 154
    Age : 43
    Đến từ : Đồng Nai - Việt Nam
    Registration date : 29/04/2008

    ĐÔI  NÉT  VỀ  HỒNG  SƠN  DÃ  MÃ Empty ĐÔI NÉT VỀ HỒNG SƠN DÃ MÃ

    Bài gửi  cao viet tuan Mon May 12, 2008 8:49 pm

    ĐÔI NÉT VỀ HỒNG SƠN DÃ MÃ


    Đây là một Trưởng huyền thọai của HĐVN được tất cả AE quí trọng và kính ngưỡng vì cuộc đời lạ lùng của ông, đời thường cũng như đời HĐ.

    Độc thân. Lang thang. Tự lập. Là người VN đầu tiên dùng xe đạp đi vòng quanh 5 xứ Đông Dương, với bộ đồng phục HĐ để cổ võ cho phong trào.

    Tổng Ủy viên đầu tiên của HĐ Trung Kỳ. Tổng Thư ký đầu tiên của HĐ Đông Dương. Một trong những Huynh Trưởng có HHR đầu tiên của HĐVN.

    Người Tráng sinh mở đường cho ngành Đường (Tráng) Việt Nam (năm 1935 tại núi Ngự Bình – Huế).

    Năm 1954 tại Thụy Sĩ, thổi sáo tuyệt thực bên hồ Leman để phản đối việc chia cắt đất nước. Mộng ước của ông là nước Việt Nam được độc lập và trung lập kiểu Thụy Sĩ.

    Sau Hiệp định Genève đất nước bị chia đôi, ông buồn bã lang thang ở các nước phương Tây như Pháp, Anh, Hà Lan, Bỉ, Tây Đức và sang cả Mỹ để vận động hòa bình cho đất nước VN thân yêu.

    Năm 1964 khi nhà Ngô sụp đổ, ông vượt biên giới ở Tây Ninh về nước hô hào với chiêu bài : Ngưng bắn, Trung lập, Liên hiệp … Chính phủ thời Đệ nhất Cộng hòa cho rằng Trung lập là thân Cộng, nên bị bắt ngay và đưa đi an trí ở Cao nguyên.

    Năm 1965 ông xin về tỉnh Quảng Trị ăn Tết với gia đình em ruột là Võ Thanh Khiết (Sơn Miêu Trịnh Trọng). Theo lệ ông phải tới trình diện chính quyền địa phương, người nhận sự trình diện là Quan đầu tỉnh cũng là một HĐS kỳ cựu : Ngựa Chịu Khó Nguyễn Trung Thọai. Hồng Sơn Dã Mã khẳng khái :

    -Ông Tỉnh Trưởng tiếp tôi là một tội nhân bị lưu đầy hay là 1 HĐS anh em ?

    -Cả hai, thưa Trưởng !

    (Nhớ rằng lúc đó Chính quyền miền Nam chủ trương 4 không, mà Trưởng Võ Thanh Minh lại chủ trương Trung lập, Liện hiệp … thế mà Trưởng Nguyễn Trung Thọai tiếp đãi ân cần và mời dùng cơm thân mật, thì quả là tình huynh đệ HĐ thắm thiết).
    cao viet tuan
    cao viet tuan
    ViP
    ViP


    Nam Tổng số bài gửi : 154
    Age : 43
    Đến từ : Đồng Nai - Việt Nam
    Registration date : 29/04/2008

    ĐÔI  NÉT  VỀ  HỒNG  SƠN  DÃ  MÃ Empty tiếp theo

    Bài gửi  cao viet tuan Mon May 12, 2008 8:51 pm

    Sau đó thì Dã Mã lần mò vào Huế và đến ở tại Lăng mộ cụ Phan Bội Châu tại dốc Bến Ngự.

    Với chiếc mobilette cũ kỹ ông cụ người Dơi (trẻ em xứ Huế gọi thế vì Trưởng thường quàng một tấm vải màu đen, khi xe chạy manh vải này tung bay như con dơi) đi khắp nơi thăm anh em, bằng hữu. Trong ngôi nhà nho nhỏ lợp tôn tuềnh tòang, Dã Mã mở lớp dạy Anh văn, Pháp văn, Việt văn cho đủ mọi trình độ từ học sinh, sinh viên cho đến các người làm sở Mỹ, bác xích lô cần học tiếng Anh cấp tốc để giao tiếp với lính Mỹ đang ồ ạt vào VN. Học phí chỉ là ít lon gạo, chai xì dầu hay mấy lon đậu phụng, vài hũ chao (Trưởng Minh ăn trường trai.)

    Ngày Chủ Nhật Trưởng thường đến sinh họat với các đơn vị hoặc đến Di Luân Đường nằm trong khuôn viên Quốc Tử Giám ngày xưa (lúc đó là trường Trung học Hàm Nghi) để cùng các cụ quan lại cũ của Triều đình nhà Nguyễn như Thượng Thư, Tham Tri, Tổng Đốc, Tuần Vũ, Án Sát … ngâm vịnh thi thơ, bàn luận kinh Dịch …

    Mỗi lần như thế Trưởng thường ghé nhà tôi vào sáng sớm ; vẫn để xe nổ, nói với vào : -‘Trưa nay nhớ thêm nắm gạo.’ Câu nói gọn lỏn tối nghĩa nhưng tôi và vợ tôi đều hiểu ý gì. Bữa đầu thì tôi lo lắm nhưng sau thì nghiệm ra rằng đãi cơm Trưởng Dã Mã là việc đơn giản nhất, dễ dàng nhất.

    Buổi trưa ông cụ về, cởi chiếc áo ngòai, nếu việc nấu nướng chưa xong thì ông xuống bếp, tỉnh bơ nhóm lửa, nhặt rau … Nếu cơm đã dọn lên thì Trưởng tự tay lấy một chén rưỡi cơm đổ vào tô (đọi ô tô), thức ăn lấy chén xì dầu làm chủ vị, khi thì rau muống, bắp su, khi thì rau rền, cải bẹ, sang nhất là khuôn đậu chiên dòn. Ăn xong phần cơm, uống một bát nước rau, nựng đứa con tôi một cái là ông lên xe vào Di Luân Đường. Ông cụ giải thích : -‘Ở trong ấy mát lắm, mình trải tấm vải này lên mấy viên đá thanh mát lạnh, nằm là ngủ ngay …’

    Hôm nọ, thấy thức ăn quá đạm bạc, vợ tôi bèn mua chả chay ‘phù chốc’ và trâu chuối giả cá. Trưởng Dã Mã cười bảo :- ‘Ăn chay ngòai việc tránh sát sinh, còn để cho tâm thanh đạm, bớt dục vọng thì không nên bầy trò gỉa thịt, giả cá làm gì. Lần sau nhất định các em đừng mua sắm thế này. Có gì ăn nấy, nếu không có đồ chay anh cũng dùng được đồ mặn như thường.’

    Một hôm Trưởng Dã Mã đến nhà tôi vui vẻ đưa một gói mấy hũ chao, nói :- ‘Anh mới đi thăm cụ Ngự Đ (tức quan Ngự y ngày trước thường chăm sóc sức khỏe cho vua Khải Định, Bảo Đại và Hòang tộc) cụ biếu, nhưng ở nhà còn nhiều do chùa Từ Đàm cho hãy còn nhiều (chùa Từ Đàm cách chỗ Trưởng Dã Mã ở chỉ một con lộ nhỏ, Trưởng Minh thường qua chùa chơi cờ với các Sư Thầy). Trước khi ra về Trưởng nói : ‘Nghe nói em bị động viên ? Chiến tranh nó khốn nạn thế đấy … Ngày mai em lên chỗ anh …, ăn cơm trưa với anh …’

    Suốt đêm tôi trằn trọc, suy nghĩ vẩn vơ : Trước nay ổng thường ‘cơm hàng cháo chợ’, gặp bữa đâu thì dùng đó không bận tâm việc ăn uống, nên bếp núc thường lạnh tanh, nay lại mời cơm khách, hy hữu thật.

    Gọi mình lên để nói chuyện gì ? Xúi mình trốn lính chăng ? À, mà tại sao Trưởng lại chọn nhà mình để dùng cơm, một nơi chốn tối tăm nhỏ bé, bụi bặm, mái tôn không có trần chống nóng, tường dơ bẩn vì 10 năm chưa quét vôi. Trong khi đó chi cách một hàng chè tàu nhà Trưởng Ngựa Trầm Ngâm Lê Cảnh Đạm một biệt thự ẩn mình trong ngôi vườn rợp bóng cây ?

    Tôi lách mình vào chỗ Trưởng Dã Mã đang ở, gian nhà còn tệ hơn nhà trọ của gia đình tôi, ổng đang ngồi đầu gục xuống mặt bàn như đang ngủ. Tôi rón rén ngồi vào bộ salon để giữa nhà, nói salon cho oai chứ thật ra mấy cái ghế gỗ xiêu vẹo với chiếc bàn gỗ thông ọp ẹp. Chiếc giường tre nằm ở góc nhà. Chiếc đàn bầu thô thiển do Trưởng tự làm treo hững hờ trên tường. Hiện đại nhất trong gian nhà này là cái máy chữ nhỏ bé hiệu Royal, công cụ mà ông thường dùng để đánh những bức thư gởi cho các Tổng Thống, Thủ Tướng các cường quốc kêu gọi họ giúp đỡ cho VN sớm có hòa bình.

    Nhìn vào bếp, ngạc nhiên thấy chẳng có lửa củi gì cả. Thế này thì ăn cái gì đây ? Tôi thầm nghĩ.

    Ông vươn vai đứng dậy nói :- ‘Em đến sớm mươi phút, anh đang tham thiền và có biết em vào. Thôi, chúng ta vừa ăn cơm vừa nói chuyện đỡ mất thì giờ. Nói xong Trưởng vào góc bếp đem ra nồi cơm, lọai nồi đồng xưa có đít nồi bành ra (gọi là hông) chỗ hông này tòan là cơm cục chứ không rời như ở miệng và thân nồi.

    Tôi dợm đứng dậy thì Trưởng khóac tay bảo : -Không có gì phải bầy sọan. Cười rồi bưng ra cái rá rau xà lách, 2 cái tô, đũa, muỗng, chén đậu phụng rang và hũ chao.

    -Cách ăn thế này, em làm theo anh : trước nhất lấy 1 hoặc 2 lá xà lách (hoặc cải), kế đến xắn một miếng cơm bỏ trên lá xà lách, gắp một ít chao bỏ lên miếng cơm, xong lấy 1 hoặc 2 hạt đậu phộng rang để lên chỗ chao; cuốn lá xà lách lại và đưa vào miệng. Nếu nhạt thì chấm chút xì dầu hoặc nước chao.
    cao viet tuan
    cao viet tuan
    ViP
    ViP


    Nam Tổng số bài gửi : 154
    Age : 43
    Đến từ : Đồng Nai - Việt Nam
    Registration date : 29/04/2008

    ĐÔI  NÉT  VỀ  HỒNG  SƠN  DÃ  MÃ Empty tiếp theo

    Bài gửi  cao viet tuan Mon May 12, 2008 8:52 pm

    Vừa ăn Trưởng vừa kể cho tôi nghe những việc làm của ông trong quá khứ : Đi vòng quanh Đông Dương bằng xe đạp. Khi đi trong túi chỉ có mấy đồng bạc mà khi về thì đủ tiền sắm đồng phục cho Thiếu đòan Bình Dân mà mình làm Hiệu Trưởng và Thiếu Trưởng.

    -Làm gì có tiền ư ? Thì mình đi đường thấy ai làm gì thì mình nhẩy vào cùng làm : gặt lúa, cày ruộng, bốc vác, đục đá, cuốc đất, trồng cây. Vừa làm vừa nói chuyện vui, chuyện thời sự … họ cho ăn cơm, biếu mấy hào. Mình đạp xe đi thăm làng, his ngưỡng những danh lam thắng tích. Hôm sau thì qua vùng khác …

    -Dự Hội nghi Genève ư ? Mình làm quái gì mà được tham dự. Chuyện đơn giản thế này thôi : Cuộc chiến tranh nào rồi cũng phải kết thúc, chiến tranh Việt Pháp đã đến hồi kết thúc ở bàn Hội Nghị. Nghĩ vậy nên mình với số tiền tác quyền tập thơ ‘Tiếng thương tâm’ mình đáp tàu qua Pháp, qua Anh, Ý … Khi nghe tin Hội nghị diễn ra tại Genève. Mình tức tốc vượt biên sang Thụy Sĩ, đến đóng lều trước Hội Quốc Liên để thổi sáo kêu gọi đình chiến. Khi nghe tin Hội nghị định chia cắt VN thành đôi. Mình uất ức tuyệt thực để phản đối. Chuyện chẳng đến đâu. Mình bị Cảnh sát đưa lên núi và đất nước bị chia cắt cho đến bây giờ. Thật tang thương.

    -Cả hai phái đòan VN đều có Huynh Trưởng HĐ, anh có gặp họ không ?

    -Mỗi sáng, mỗi chiều tôi đều his ngóng ở cửa để nhìn họ. Ngỗng Trắng có lần gật đầu chào. Còn Chồn Fernec, người Trưởng lỗi lạc ở Trại Dự bị do tôi tổ chức và cùng Trưởng Niédrist làm HLV, tôi đã 3 lần đến Trường Providence mời anh làm TUV Trung Kỳ thay tôi … thì lại mặt lạnh như tiền. Trưởng Bửu xưa nay vẫn thế, minh bạch rõ his. Khi đã tham chính thì trong tim óc chỉ còn Tổ Quốc, và mọi thứ khác đều gác qua bên. Đối với anh Chồn thì đã hòan thành lịch sử đang sang trang.

    -Sau Hiệp định Genève anh đi đâu ?

    -Thì còn đi đâu nữa. Mình làm tờ đơn trình bày là dất nước bị người Pháp chiếm mất. Xin miếng đất ở Thụy Sĩ để yên thân. Tưởng chỉ là chuyện để tuyên truyền, nào ngờ họ làm việc quá nghiêm túc : Cấp ngay cho mình một ngọn đồi, gọi là đồi ông Võ, trợ cấp một số tiền lớn để dựng nhà. Mình gởi hết số tiền này về nước giúp đồng bào nghèo rồi vào ẩn trong một hang động. Năm sau thì sang Pháp.

    -Nghe nói Trưởng làm việc ở Hàn Lâm Viện Pháp.

    -Mấy người họ ngạo mình đấy. Hôm qua anh Tráng Cử đến chơi còn nói đùa ‘Đến thăm ông Hàn’. Thế này ! Sang Pháp mình đến thăm Nam Phương Hòang hậu, định yết kiến Vua Bảo Đại lúc đó đang sống ở Pháp nhưng không được vì lúc đó nhà Vua đang bận rộn việc thay Thủ Tướng Hòang thân Bửu Lộc bằng cựu Thượng Thư Bộ Lại Ngô Đình Diệm. Thấy his báo ông Hàn Văn Chương của viện Hàn Lâm Pháp tuyển người his thạo chữ Hán, mình liều ứng thí và được chọn làm Tư vấn để vị Văn Hào này viết cuốn ‘Nền tảng chữ Hán với triết học Đông Phương’. Mình không có nhà nên lái chiếc xe mà đọan sau là cái nhà nhỏ đến đậu trước Viện Hàn Lâm, đó là văn phòng làm việc của mình, hễ cần việc gì thì ông Hàn ra đó, một đôi lúc mình cũng vào phòng ông ta.

    Mình làm quen với người phụ trách văn thư thơ tín của Viện và dặn :- Hễ có thư đề tên Võ Thanh Minh là tôi đó, anh nhớ trao dùm. Thế là bạn bè, bà con gửi thư cho tôi thỏai mái đề : to Vo Thanh Minh
    Viện Hàn Lâm – Pháp quốc.


    Thế rồi tôi cũng kiếm được một ít bì thư có tiêu đề Viện Hàn Lâm (do văn phòng lọai bỏ) gửi về nước. Ai cũng tưởng mình làm việc cho Viện Hàn Lâm.

    -Thế còn chuyện làm việc cho Liên Hiệp Quốc ?

    -Ở Genève ai cũng biết rõ mình, người VN thổi sáo đòi hòa bình và tuyệt thực chống chia cắt đất nước. Lều vải bố của mình trước Hội Quốc Liên. Ngày nào mình cũng đến Hội ngóng nghe tin tức … Cả nhân viên Văn phòng biết rõ mình.

    Bữa nọ mình lấy một bì thư, dán tem hẳn hoi, ở trong viết vài hàng hỏi thăm sức khỏe, ngòai bì đề
    To : Ong Vo Thanh Minh
    Văn phòng Liên Hiệp Quốc – Genève – Thụy Sĩ


    Nhăng cuội như thế mà thư đến, vì người phương Tây tốt bụng và làm việc tận tâm lắm. Từ đó tôi nhận thư đều đều và mọi người cứ ngỡ tôi làm việc cho Hội Quốc Liên.

    Vui nghe chuyện Trưởng Dã Mã kể, tô cơm hết sạch. Anh vào bếp mang ra nải chuối Bà Lùn to tướng :

    -Chuối vườn, dâu cả cụ Phan mới cho hồi sáng.

    Anh bỏ tất cả tô, muỗng, đũa vào thau rửa đầy nước. Tôi dợm người muốn rửa, anh cản lại :

    -Buổi sáng 1 tô, giờ 2 tô, chiều 1 tô … hợp lại rửa 1 lần, vừa tiết kiệm nước vừa tiết kiệm thì giờ. Em biết đó ; buổi sáng vừa tập thể dục anh vừa nấu cơm, một nồi cơm ăn 3 bữa.

    -Nhưng trông anh hốc hác quá. Tôi thưa.

    -Anh vừa mới dứt 1 tháng tuyệt thực. (Mỗi năm trước ngày giỗ cụ Phan Bội Châu 1 tháng, Trưởng Dã Mã tuyệt thực để tỏ lòng kính trọng và nhớ ơn Thầy, nhiều Trưởng khuyên can, Trưởng chẳng nghe.)

    Trên chiếc giường tre, ông ngồi xếp bằng, gẩy đàn bầu cho tôi nghe. Tiếng đàn khô khan buồn buồn. Tôi không nghe đàn mà chỉ ngắm người : Một đồ Nho quắc thước, khắc khổ. Một con người sống hết mình : -Với HĐ, đi khắp Đông Dương để cổ võ, để rồi giữa thập niên 1940 HĐ ly tan. (*) –Với đời sống, độc thân để dễ dàng phục vụ, nhưng nào được những gì ngòai ‘cái Đồ gàn’. –Với Tổ Quốc, ông đã tranh đấu hết mình, đất nước vẫn bị chia đôi.

    Ông ngồi đó, rất thực mà như ảo ảnh, mộng mị.

    Tiếng máy bay xé không khí vang rền. Tôi nhìn qua khung cửa sổ, ba chiếc Phantom bay về hướng Nam.

    -Ngu xuẩn ! Ngu xuẩn !

    Ông ngưng đờn và thốt lên giận dữ rồi lẩm bẩm :-Ngày nào cũng ra Bắc ném bom … Hừ …m, Hà Nội có thành bình địa họ cũng không đầu hàng. Ông Minh, ông Giáp, ông Đồng, ông Chinh sĩ khí của Lạc Hồng đời nào chịu khuất phục his đạn. Phải có Hòa Hội thôi.

    Sực tỉnh. Tôi rụt rè hỏi :

    -Anh sẽ có mặt ở chỗ Hội Nghị chứ ?

    Mắt ông sáng lên, hào hứng : -Nhất định rồi ! Mọi chuyện đã sẵn his. Chỉ chiếc balô treo trên tường, ông nói, cơm sấy, đồ hộp, thuốc men, mùng, mền đều cho vào balô. Một chiếc soong nhỏ, mấy hộp quẹt, đèn pin, con dao rừng … thế là lên đường được rồi.

    -Trước đây Trưởng xuống tàu thủy rời đất nước. Nay thì sao ?

    -Hiện anh là một tội đồ bị quản thúc nên khó lòng đi kiểu chính thức. Khó gì ! Hễ nghe có Hội Nghị đâu đó là mình dzọt liền : Ra Lao Bảo, vượt biên qua Lào, băng ngang Lào rồi vượt sông Cửu Long sang Thái Lan … rồi thì đi đâu chẳng được.

    Ông say mê nói và tôi say mê nghe, đâu biết đây là buổi hội ngộ cuối cùng.
    cao viet tuan
    cao viet tuan
    ViP
    ViP


    Nam Tổng số bài gửi : 154
    Age : 43
    Đến từ : Đồng Nai - Việt Nam
    Registration date : 29/04/2008

    ĐÔI  NÉT  VỀ  HỒNG  SƠN  DÃ  MÃ Empty tiếp theo

    Bài gửi  cao viet tuan Mon May 12, 2008 8:52 pm

    Mùa Xuân năm sau (1968) từ Sàigòn về Huế. Kinh hòang khi hay tin Hồng Sơn Dã Mã không còn nữa. Con ngựa hoang đã trở về với núi rừng Trường Sơn.
    *


    Và hôm nay, tiết Thanh minh Xuân Mậu Tý (2008) tôi đã về thăm nơi an nghỉ của Dã Mã. Chỗ anh nằm thật ấm cúng trong nghĩa trang của cụ Phan Bội Châu ở ngọai ô Huế. Quần tụ xung quanh có phần mộ phu nhân Đức Kỳ Ngọai Hầu Cường Để, Nhà cách mạng Nguyễn Chí Diễn, Thi sĩ Thanh Hải …

    Có người cứ mãi thắc mắc : Có gì dưới nấm mồ ? Hòai công, cát bụi trở về với cát bụi.

    Sương chiều đã rơi lất phất, tôi vẫn thấy ấm lòng khi người giữ nghĩa trang cho hay đây là ngôi mộ có nhiều người thăm viếng nhất. Đặc biệt có hai ông bà tuổi ngòai 60 từ Hà Nội vào cùng hai người con trai của họ … hàng năm đều có viếng mồ. Người đàn bà thường khóc than bi lụy.

    Thôi, bi ai làm chi vì nơi đây là chỗ an nghỉ của một kỳ nhân với lòng yêu nước cực kỳ, không muốn bất cứ thế lực nào trên đất nước Việt Nam.

    Là một kiếm khách sinh bất phùng thời. Có báu kiếm, có đường gươm hay mà chẳng thi thố được gì …

    Hơn hết, ông là Hiệp Sĩ Hướng Đạo Việt Nam.
    Tiết Thanh Minh 2003 tại Huế
    Phạm Nam Trân
    THƯƠNG NHỚ NGỰA RỪNG
    SÁO DỄ THƯƠNG

    Trường Sơn kì bí, bao la,
    Ngựa Rừng lạc bước nẻo xa khó về.
    Đìu hiu lau lách sơn khê,
    Hồn thiêng Dã Mã dạt về nơi đâu ?

    Sponsored content


    ĐÔI  NÉT  VỀ  HỒNG  SƠN  DÃ  MÃ Empty Re: ĐÔI NÉT VỀ HỒNG SƠN DÃ MÃ

    Bài gửi  Sponsored content


      Hôm nay: Mon May 20, 2024 1:11 pm