Trang Sinh

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Trang Sinh

SCOUT LAND


    Trưởng Cung Giũ Nguyên

    Admin
    Admin
    Admin
    Admin


    Nam Tổng số bài gửi : 462
    Age : 36
    Đến từ : Cần Thơ- Việt Nam
    Job/hobbies : Student
    Registration date : 25/04/2008

    Trưởng Cung Giũ Nguyên Empty Trưởng Cung Giũ Nguyên

    Bài gửi  Admin Fri Jul 04, 2008 11:12 pm

    Lấy từ bài viết "Cung Giũ Nguyên" trên Wikipedia

    Cung Giũ Nguyên (sinh vào năm 1909) là một nhà văn, nhà báo Việt Nam gốc Hoa được biết đến với những tác phẩm tiếng Pháp. Về mặt văn chương, tên tuổi ông được ít người Việt biết đến vì các tác phẩm của ông được viết bằng tiếng Pháp. Tuy nhiên về mặt hoạt động xã hội, ông là một huynh trưởng nổi bật thuộc thế hệ sáng lập ra phong trào Hướng đạo Việt Nam.
    Hiện nay ông cư ngụ tại Nha Trang.
    Trưởng Cung Giũ Nguyên 250px-Cung_Giu_Nguyen
    Tiểu sử

    Ông sinh ngày 20 tháng 11 năm 1909, tại Huế, họ thật là họ Hồng. Tổ tiên của ông, người Phúc Kiến, đã qua lập nghiệp tại Việt Nam từ giữa thế kỷ 19. Thân phụ là ông Cung Quang Bào, một Đốc học. Thân mẫu là Nguyễn Phước thị Bút, trưởng nữ của quận công Hồng Ngọc và cháu nội của An Thành Vương Nguyễn Phước Miên Lịch (con út vua Minh Mạng).
    Sinh trưởng trong một gia đình nghèo và đông con, học xong trung học tại trường Quốc học Huế những năm 1922-27, ông phải từ bỏ giấc mộng học trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội để đi làm việc. Năm 1928 ông được bổ làm trợ giáo tập sự tại trường Nam Tiểu học Nha Trang, nhưng đến đầu năm 1930 bị bãi chức, vì lý do chính trị. Sau đó ông phiêu lưu vào Sài Gòn, Đà lạt, Huế, Nha Trang.
    Năm 1936 cha của ông mất. Vì trách nhiệm đối với gia đình, ông về lại Nha Trang và năm 1941 trở lại nghề dạy học. Ông đã dạy các môn Việt văn, Hán văn, La tinh, Pháp văn, Anh văn, sử địa, kinh tế học, triết học, văn học... ở các trường Kim Yến, Trường Dòng Thánh Giuse Bình Tân, La San, Phanxicô, Collège de Nha Trang, Võ Tánh, Lê Quý Đôn... Trong khoảng 1955-75, ông làm hiệu trưởng trường Trung học đệ nhị cấp Lê Quý Đôn, Nha Trang. Trong thời gian 1972-1975 ông là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Cộng đồng duyên hải, Nha Trang.
    Từ 1989 đến 1999, ông là giáo sư thỉnh giảng môn ngôn ngữ và văn chương Pháp tại khoa Pháp văn, Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang.
    Hoạt động Hướng đạo

    • Năm 1944, ông đảm nhiệm khoá huấn luyện chót ở Trại trường Bạch Mã thay thế Trưởng Tạ Quang Bửu vì bận việc riêng.
    • Năm 1958, Trại trường Quốc gia Tùng Nguyên được thành lập tại Ðà Lạt dưới quyền điều khiển của ông. Đây là nơi đào tạo hầu hết các trưởng của thế hệ 1958-1975.
    • Ông từng làm phụ tá Trại trưởng Trại Huấn luyện Hướng đạo quốc tế Gilwell, Anh Quốc. Đây là nơi huấn luyện các huynh trưởng Hướng đạo.
    • Cho đến năm 2007, ông đã 98 tuổi nhưng vẫn còn gắn bó với phong trào Hướng đạo tại Việt Nam; hướng dẫn Toán Alpha và Bêta Hướng đạo Việt Nam tại Nha Trang.

    Tác phẩm

    • Một người vô dụng (1930)
    • Nợ văn chương (1931)
    • Volontés d'existence (NXB France-Asie, Saigon, 1954)
    • Le Fils de La Baleine (NXB Arthène Fayard, Paris, 1956) bản dịch tiếng Việt Kẻ thừa tự của ông Nam Hải của Nguyễn Thành Thống (NXB Văn học, Hà Nội, 1980).
    • Le domaine maudit (NXB Arthène Fayard, Paris, 1961)
    • Le Boujoum (1980)
    Admin
    Admin
    Admin
    Admin


    Nam Tổng số bài gửi : 462
    Age : 36
    Đến từ : Cần Thơ- Việt Nam
    Job/hobbies : Student
    Registration date : 25/04/2008

    Trưởng Cung Giũ Nguyên Empty Cung Giũ Nguyên cần mẫn tìm và trao tặng tri thức

    Bài gửi  Admin Fri Jul 04, 2008 11:14 pm


    Cung Giũ Nguyên cần mẫn tìm và trao tặng tri thức

    MAI LĨNH
    Năm nay, Cung Giũ Nguyên đã 95 tuổi nhưng cụ vẫn căm cụi làm việc mỗi ngày. Cách khai thác các ứng dụng công nghệ thông tin của nhà văn, nhà báo lão thành này có nhiều điều đáng để ngẫm nghĩ...
    Đọc và viết
    Trưởng Cung Giũ Nguyên Cunggiunguyen1Trong 75 năm dạy học và trước tác, sau lưng ông cụ có khoảng 60 đầu sách đã được nhiều nhà xuất bản cả trong lẫn ngoài nước (như Pháp, Đức, Canada, Hoa Kỳ) phát hành. Chưa kể hàng ngàn bài viết đăng trên các báo, tạp chí của nhiều quốc gia. Phần lớn sách của Cung Giũ Nguyên được viết bằng tiếng Pháp, thuộc nhiều thể loại khác nhau (tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, tản văn, khảo luận...).
    Năm 1927, sau khi rời mái trường Quốc học (Huế), người con trai trưởng của một gia đình trí thức nghèo đông con này đành phải từ bỏ mơ ước vào làm sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Hà Nội) để trở thành họa sĩ. Năm 1928, Cung Giũ Nguyên được bổ làm trợ giáo, tập sự ở một trường tiểu học tại Nha Trang. Do bất phục các quan Tây, hai năm sau, ông bị sa thải. Đến năm 1942, ông mới quay lại với nghề giáo, đứng lớp giảng dạy nhiều môn: Việt văn, Hán văn, La tinh, Pháp văn, Anh văn, Sử địa, Kinh tế học, Triết học... tại một số trường tư thục, bán công. Trong hai mươi năm từ 1955 đến 1975, Cung Giũ Nguyên là Hiệu trưởng trường Trung học đệ nhị cấp (ngày nay trung học phổ thông) bán công Lê Quý Đôn ở Nha Trang và là giáo sư thỉnh giảng Đại học cộng đồng duyên hải Nha Trang (1972- 1975). Giai đoạn từ 1990 – 1999, ông nhận lời giảng dạy môn ngôn ngữ và văn chương Pháp tại trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang.
    Không chỉ dạy học, Cung Giũ Nguyên còn là một nhà báo. Từ năm 1928, ông đã cộng tác với nhiều báo trong và ngoài nước và từng làm chủ bút hai tờ báo Pháp ngữ xuất bản tại Sài Gòn là nhật báo Le Soir d’Asie (1940-1942) và tuần báo La Presse d’Extrême-Orient (1954) cùng một vài tờ báo khác xuất bản tại Nha Trang.
    Trong ngôi nhà của mình (số 60 đường Hoàng Văn Thụ, Nha Trang) - tuy ở mặt tiền một con đường giữa lòng thành phố nổi tiếng về du lịch biển song vẫn giữ nguyên dáng dấp cũ: giản dị nép mình giữa vườn cây xanh tách biệt với nhịp sống tấp nập chung quanh – cụ đã dành cho chúng tôi gần hai giờ để kể tiếp đoạn sau của cuộc đời mình...
    Đã sống thì dứt khoát không để tụt hậu
    Ông cụ gần trăm tuổi, người Huế gốc Hoa, nổi tiếng vì giỏi cả Tây học lẫn Hán học này hóa ra lại rất rành tin học và Internet. Cụ kể: “Tôi đã đọc khá nhiều sách về tin học, biết khá rành về những bước phát triển của máy tính cũng như các ứng dụng của nó trong đời sống, công việc,.. nhưng mãi đến năm 1994, sau khi nhận tiền bản quyền một quyển sách xuất bản ở nước ngoài, tôi mới có thể sắm cho mình một chiếc để từ giã cái máy chữ, cho nó... nghỉ hưu. Gia cảnh vốn nghèo, nên tôi đã quen với việc tự học từ nhỏ, sau này là tự học để dạy học, viết văn, làm báo... Nhờ có chút kiến thức căn bản cộng với kinh nghiệm sẵn có về tự học, lại may mắn được vài người quen giúp đỡ, tôi bắt đầu vừa học, vừa thực hành máy tính".
    Trưởng Cung Giũ Nguyên Cunggiunguyen2Lúc đó, cụ Nguyên 86 tuổi. Ngoài ưu thế về ngoại ngữ, nhờ trí nhớ còn tốt nên cụ Nguyên làm quen với máy tính khá dễ dàng và nhanh chóng khai thác các ứng dụng của nó một cách hữu hiệu. Theo cụ cho biết, từ khi dùng máy tính, việc giảng dạy ở trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang thuận lợi hơn. Sinh viên các năm cuối tỏ ra hết sức thích thú khi nhận những tài liệu được in rõ ràng, dễ sao chụp thay cho các tờ giấy đánh máy, in ấn nhem nhuốc. Khi phải làm các bảng điểm thi học kỳ, việc tạo danh sách sinh viên theo thứ tự bảng chữ cái hoặc theo điểm số cũng hết sức dễ dàng. Cụ cao hứng soạn và phát thêm cho sinh viên giáo trình về văn học sử của Pháp, từ thời Trung cổ đến thế kỷ XX) nhằm giúp cho sinh viên hiểu dễ dàng hơn những bài giảng tại lớp. Cụ tâm sự: "Nếu không có máy tính, chắc chắn tôi không thể làm được những việc như vậy".
    Trưởng Cung Giũ Nguyên Cunggiunguyen3Năm 90 tuổi, đi lại khó khăn hơn, cụ Nguyên đăng ký kết nối với mạng thông tin toàn cầu Internet. Cụ bảo: "Nhiều điều mới mẻ đã tác động đến cuộc sống, sinh hoạt của tôi - một kẻ còn mê làm việc nên chưa chịu... chết. Công nghệ thông tin đã giúp tôi tiếp cận một thế giới khác, không kém những gì tôi từng trải qua khi còn thanh xuân. Qua e-mail, một kẻ gần đất xa trời như tôi vẫn giữ được liên lạc với bà con, bạn hữu khắp nơi. Không chỉ thăm hỏi, trò chuyện, mà còn có thể chia sẻ cho họ những gì mình đã viết, hay những tài liệu họ không có...".
    Cũng nhờ có máy tính mà chỉ trong vòng vài năm, cụ Nguyên nhập được mấy nghìn trang sách, bản thảo... để gởi cho thân hữu đọc và lưu giữ nếu thấy cần thiết. Với cụ: "Tôi vẫn thấy mình còn phải tiếp tục tìm tòi, học thêm, cập nhật kiến thức để làm tốt hơn những việc cần thực hiện cho xong".

      Hôm nay: Fri May 10, 2024 4:50 pm