Trang Sinh

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Trang Sinh

SCOUT LAND


    Những Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Phong trào Hướng đạo thế giới

    cao viet tuan
    cao viet tuan
    ViP
    ViP


    Nam Tổng số bài gửi : 154
    Age : 43
    Đến từ : Đồng Nai - Việt Nam
    Registration date : 29/04/2008

    Những Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Phong trào Hướng đạo thế giới Empty Những Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Phong trào Hướng đạo thế giới

    Bài gửi  cao viet tuan Sat May 31, 2008 9:49 am

    Giới thiệu

    Từ “nguyên tắc cơ bản” được dùng trong Phong trào Hướng đạo để nói đến những yếu tố cơ bản mà qua đó được thống nhất làm nền tảng cho Phong trào, tức là mục đích, nguyên lý, và phương pháp. Theo đó, Phong trào Hướng đạo đưa ra nhiều hình thức khác nhau để phù hợp với nhu cầu của mỗi quốc gia, nhưng nguyên tắc cơ bản là mẫu số chung ràng buộc Phong trào Hướng đạo trên khắp thế giới tuân thủ. Những nguyên tắc này được nói rõ trong Chương 1 của Văn bản thành lập Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới (WOSM) và làm tiêu biểu cho tất cả các thành viên của WOSM.


    Cách diễn đạt hiện nay của các nguyên tắc cơ bản đã được thông qua tại Hội nghị Hướng đạo Thế giới lần thứ 26 tổ chức tại Montreal năm 1977, sau nhiều năm nghiên cứu ở cấp độ toàn cầu. Nó tiêu biểu cho bản tuyên bố chính thức đã được sự đồng thuận của trên 100 thành viên của WOSM.

    Dưới tiêu đề “Phong trào Hướng đạo” Chương 1 của Constitution of WOSM đề cập:

    · Định nghĩa Phong trào Hướng đạo


    · Mục đích của Phong trào Hướng đạo


    · Các nguyên lý của Phong trào Hướng đạo và sự biểu đạt của nó trong Lời hứa và Luật Hướng đạo


    · Phương pháp Hướng đạo.

    Nếu không có những phát biểu khác, tất cả những trích dẫn trong phần này đều lấy từ Chương đó.

    Định nghĩa

    Phong trào Hướng đạo được định nghĩa “là một Phong trào giáo dục phi chính trị tự nguyện cho giới trẻ, không phân biệt gốc gác, nòi giống, hay tín ngưỡng, phù hợp với mục đích, các nguyên lý và phương pháp được hình thành bởi người sáng lập – Huân tước Robert Baden-Powell- như tuyên bố dưới đây”

    Trước tiên nên ghi nhận rằng không thể diễn tả hết mọi khía cạnh của Phong trào Hướng đạo được đầy đủ trong một lời phát biểu . Cụm từ sau của định nghĩa đã nêu ở trên đã công nhận và nhấn mạnh thực tế mục đích, nguyên lý và phương pháp được hình thành bởi Robert Baden-Powell, người sáng lập Phong trào Hướng đạo, là một phần không thể thiếu của định nghĩa. Những điều này sẽ được nêu rõ chi tiết ở những đoạn theo sau. Những từ ngữ chính yếu được dùng trong định nghĩa, mà những từ ngữ đó biểu đạt những đặc điểm chính của Phong trào được giải thích tóm tắt dưới đây:

    Từ Phong trào có nghĩa là một loạt hoạt động có tổ chức làm việc hướng đến cùng một mục đích. Một Phong trào như vậy hàm ý cả một mục đích được đạt đến và vài kiểu của sự tổ chức để đảm bảo điều này.

    Từ tự nguyện đặc trưng của Phong trào Hướng đạo nhấn mạnh thực tế các thành viên tham gia vào bằng sự tự nguyện của chính bản thân họ và vì thế họ thừa nhận những nguyên lý của Phong trào. Điều chú ý này áp dụng cho thanh thiếu niên và cả cho người lớn.

    Như một Phong trào giáo dục, Phong trào Hướng đạo là phi chính trị, với ý nghĩa rằng nó không bao gồm việc đấu tranh cho quyền lực mà quyền lực đó là các chủ đề chính trị và thường phản ánh trong hệ thống của các đảng phái chính trị. Đặc tính phi chính trị này là yêu cầu hợp hiến của tất cả các hội Hướng đạo các quốc gia và là một đặc tính cơ bản của Phong trào. Tuy vậy, điều này không có nghĩa rằng Phong trào Hướng đạo hoàn toàn tách khỏi những thực tế chính trị trong phạm vi của một đất nước nhất định. Với nhiệm vụ trước tiên, mục tiêu của phong trào nhắm tới là phát triển trách nhiệm công dân; sự giáo dục công dân này không thể được hoàn thành mà không có sự nhận thức về những thực tế chính trị của một đất nước. Nhiệm vụ thứ hai, đó là một Phong trào dựa trên một số nguyên lý - nền tảng là luật và lòng tin- mà điều này có tác động lớn đến những quan điểm chính trị của các thành viên trong Phong trào.

    Phong trào Hướng đạo được định nghĩa như là một phong trào giáo dục. Điều này không thể tranh cãi, đặc tính thiết yếu của nó do vậy được phát triển hơn dưới đây.

    Trong nghĩa mở rộng nhất của từ ngữ, giáo dục có thể được định nghĩa như là quá trình nhằm vào tất cả mọi sự phát triển những năng lực cá nhân. Phong trào Hướng đạo phải được phân biệt với một phong trào chỉ đơn thuần có tính chất giải trí, một quan niệm có khuynh hướng thực hiện ở một số nơi trên thế giới. Mặc dù trong Phong trào Hướng đạo những hoạt động giải trí là quan trọng , nhưng những hoạt động này được hình thành như một phương tiện để đạt cứu cánh, và tự chúng không là quan trọng.

    Giáo dục cũng phải được phân biệt với quá trình đạt được những kiến thức chuyên môn hoặc là các kỹ năng. Như định nghĩa trên, giáo dục bao gồm sự phát triển những năng lực của trí tuệ “học để biết” và phát triển thái độ “học để tồn tại”, trong quá trình đạt được những kiến thức chuyên môn hoặc những kỹ năng được hiểu như “học để làm”. Trong khi cả hai mặt đều là căn bản đối với Phong trào, sự đạt được các kiến thức chuyên môn hoặc kỹ năng là phương tiện để đạt cứu cánh; cứu cánh đó chính là giáo dục.

    Trong những lời của chính Người sáng lập: “Ở đây, khi đặt mục đích quan trọng nhất trong việc huấn luyện Hướng đạo sinh - đối với giáo dục; không phải chỉ để hướng dẫn, xin anh nhớ kỹ, mà còn rèn luyện, đó là, vạch ra cách để trẻ em học cho chính mình, cho những ước muốn của chính bản thân nó, những điều đó đều hướng đến việc xây dựng nên tính khí của chúng”.

    Từ giáo dục thông thường được kết hợp với hệ thống trường học, mà hệ thống đó, tuy thế chỉ là một hình thức của giáo dục. Theo UNESCO, có thể được phân biệt ba loại giáo dục:

    · Giáo dục chính quy: có cấu trúc thứ bậc, xếp cấp lớp theo thứ tự thời gian, hệ thống giáo dục được tiến hành từ tiểu học đến đại học.


    · Giáo dục không chính thức: là quá trình học suốt đời mà nhờ đó mọi cá nhân có được những quan điểm sống, ứng xử đạo đức, những kỹ năng và kiến thức từ những kinh nghiệm trải qua hằng ngày và những sự ảnh hưởng có tính giáo dục của môi trường chung quanh.


    · Giáo dục không chính quy là những hoạt động giáo dục được tổ chức bên ngoài hệ thống giáo dục thiết lập chính quy mà hệ thống đó được phục vụ cho một số đối tượng học như nhau và mục đích học giống nhau.

    Phong trào Hướng đạo thuộc loại cuối cùng, nó có vị trí bên ngoài hệ thống giáo dục chính quy, là một phong trào được tổ chức có mục đích giáo dục nhằm vào một nhóm công chúng đã được định trước.

    Phong trào Hướng đạo tự nó nhằm vào giới trẻ; là phong trào thanh thiếu niên, ở đó vai trò của người lớn gồm việc trợ giúp giới trẻ đạt được các mục tiêu của Phong trào Hướng đạo. Lứa tuổi của giới trẻ trong Phong trào Hướng đạo có khuynh hướng rộng rãi, không có những quy định cứng nhắc về việc này, mỗi hội Hướng đạo của mỗi quốc gia có quyết định để áp dụng phù hợp với điều kiện từng nơi. Phong trào Hướng đạo mở rộng cho tất cả mọi người, không phân biệt gốc gác, nòi giống, tầng lớp xã hội hay tín ngưỡng. Vì vậy một trong những quy tắc cơ bản của Phong trào Hướng đạo là nguyên tắc không suy xét, miễn đó là những người tự nguyện tham gia có cùng mục đích, nguyên lý và phương pháp của Phong trào.
    cao viet tuan
    cao viet tuan
    ViP
    ViP


    Nam Tổng số bài gửi : 154
    Age : 43
    Đến từ : Đồng Nai - Việt Nam
    Registration date : 29/04/2008

    Những Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Phong trào Hướng đạo thế giới Empty Re: Những Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Phong trào Hướng đạo thế giới

    Bài gửi  cao viet tuan Sat May 31, 2008 9:49 am

    Mục đích của Phong trào Hướng đạo

    Mục đích của phong trào là lý do cơ bản để nó tồn tại; nó biểu thị cho những mục tiêu được nhắm đến. Mục đích của Phong trào Hướng đạo là “Góp phần vào sự phát triển của giới trẻ trong việc đạt được đầy đủ về thể chất, trí tuệ, tính xã hội và tiềm năng tinh thần vì những cá nhân, vì trách nhiệm công dân và vì những thành viên của nơi họ sống, quốc gia và cộng đồng quốc tế.”

    Sự bày tỏ mục đích này nhấn mạnh đến đặc tính giáo dục của Phong trào, nhằm phát triển toàn diện năng lực cá nhân. Một trong những nguyên lý cơ bản của giáo dục là thước đo con người -cụ thể là thể chất, trí tuệ, tính xã hội và tín ngưỡng- không thể có được phát triển trong sự tách biệt lẫn nhau. Quá trình của sự phát triển một cá nhân, theo như định nghĩa, là sự hoà nhập làm một.

    Điều đó được ghi nhận rằng sự trình bày mục đích của Phong trào Hướng đạo nhấn mạnh sự kiện Hướng đạo chỉ là một trong nhiều nhân tố góp phần cho sự phát triển của giới trẻ. Phong trào Hướng đạo vì thế không có nghĩa rằng thay thế gia đình, trường học, tín ngưỡng, và các tổ chức xã hội khác; nó được hình thành để bổ sung cho sự tác động giáo dục của những tổ chức này.

    Điều cũng có phần quan trọng là chỉ ra khái niệm về trách nhiệm công dân, mà điều đó là một trong những mục đích chủ yếu của Phong trào Hướng đạo, phải được hiểu trong một ngữ cảnh rộng hơn. Vì thế, một cá nhân, đầu tiên và trước nhất, là một cá thể. Cá thể nầy được hòa nhập vào cộng đồng nơi anh ta sống, cộng đồng này là bộ phận của cấu trúc chính trị rộng hơn (quận huyện, tỉnh thành, bang, liên bang…) sự biểu hiện tổng thể của nó là chủ quyền quốc gia, hoặc đất nước. Sau đó, theo tuần tự, là một thành viên của cộng đồng quốc tế. Một người công dân có trách nhiệm phải nhận thức được quyền và nghĩa vụ có sự tương quan đến những cộng đồng khác nhau đối với cộng đồng mà anh ta đang sống.

    Nguyên lý của Phong trào Hướng đạo

    Nguyên lý là những luật lệ cơ bản và niềm tin phải được tuân theo để đạt được mục đích. Chúng đại diện cho một chuẩn mực đạo đức và làm tiêu biểu cho tất cả các thành viên của Phong trào. Phong trào Hướng đạo dựa trên ba nguyên lý chính. Đó là “Bổn phận đối với Tín ngưỡng tâm linh”, “Bổn phận đối với Tha nhân” và “Bổn phận đối với Chính mình”. Như tên gọi của chúng đã biểu thị, kể đến trước tiên là mối quan hệ của một cá nhân với giá trị tâm linh của đời sống; thứ hai là mối tương quan của cá nhân với xã hội trong ý nghĩa rộng nhất của từ ngữ; và thứ ba là bổn phận đối với chính bản thân cá nhân anh ta.

    Bổn phận với Tín ngưỡng tâm linh

    Dưới tiêu đề “Bổn phận với Tín ngưỡng tâm linh”, nguyên lý đầu tiên đề cập ở trên của Phong trào Hướng đạo được định rõ: "Sự tôn trọng triệt để với nguyên lý tâm linh, trung thành với tín ngưỡng, bày tỏ sự chấp thuận hoàn thành bổn phận”. Nên ghi nhận rằng, tương phản với tiêu đề trên, nội dung của bài này không dùng từ “Thượng đế”, để làm rõ hơn rằng điều đó cũng bao gồm cả những tín ngưỡng không thờ một thần, như đạo Hin-đu, hoặc những tín ngưỡng khác, tôn giáo khác…

    Khi được hỏi nơi đến của tín ngưỡng trong Phong trào Hướng đạo, Robert Baden-Powell đáp: “Nó không đến ở đâu cả. Nó đã có sẵn ở đó rồi. Nó là một nhân tố cơ bản nằm ở cơ sở của Phong trào Hướng đạo”.

    Một phân tích tỉ mỉ trong những bài viết của Người sáng lập đã nêu rằng khái niệm của sức mạnh ở bên trên con người là cơ sở của Phong trào Hướng đạo. Toàn bộ phương pháp giáo dục của Phong trào cốt ở sự giúp đỡ giới trẻ vượt lên thế giới vật chất và đi tìm kiếm những giá trị tín ngưỡng thiêng liêng của cuộc sống.

    Bổn phận đối với tha nhân

    Với ý nghĩa khái quát của tiêu đề này, một số luận lý đạo đức cơ bản của Phong trào được gộp lại, từ tất cả mọi việc với trách nhiệm của một cá nhân đối với xã hội trong những khía cạnh khác nhau của nó. Bổn phận đối với tha nhân do đó được định nghĩa:

    "- Trung thành với Tổ quốc trong sự hài hòa với việc đẩy mạnh địa phương, quốc gia và hòa bình quốc tế, cảm thông và hợp tác.

    - Tham gia vào sự phát triển của xã hội, với sự nhận biết và tôn trọng phẩm cách của người đồng sự và sự toàn vẹn của thế giới tự nhiên.”

    Phát biểu đầu tiên của định nghĩa được đề cập ở trên cho chúng ta thấy hai khái niệm cơ bản của Phong trào Hướng đạo: Trung thành với Tổ quốc, và tình hữu nghị thế giới và sự thông cảm nhau. Cả hai được kết hợp làm một để cho thấy rằng khái niệm trung thành với Tổ quốc là không hẹp hòi, khái niệm sô vanh chủ nghĩa, nhưng được nhìn dưới một tiền đồ nào đó; cụ thể là nó phải hài hòa với việc thúc đẩy hòa bình, cảm thông và hợp tác ở mọi cấp: địa phương, quốc gia và quốc tê. Điều này gần như phản ánh trung thực triết lý của Người sáng lập khi ông viết rằng: “Chúng ta nên thận trọng, trong việc khắc ghi chủ nghĩa yêu nước vào những đứa trẻ của chúng ta, chủ nghĩa yêu nước đó phải vượt lên trên cảm nghĩ hẹp hòi thường chỉ dừng lại ở chính đất nước của mình, và do đó gây ra thái độ ghen ghét và thù nghịch trong quan hệ với những quốc gia khác. Chủ nghĩa yêu nước của chúng ta nên được trải rộng hơn, cao quý hơn, để nhìn nhận một cách công bằng và hợp lý các quyền của đất nước khác,và nó sẽ dẫn chúng ta đến tình bạn với những quốc gia khác trên thế giới. Bước đầu tiên để đạt đến điều này là phát triển hòa bình và thiện chí trong phạm vi biên giới của chúng ta, bằng cách huấn luyện nam nữ thanh thiếu niên của chúng ta rèn luyện tính khí của chúng; để lòng ghen tị của thành thị này với thành thị khác, giai cấp này với giai cấp khác, giáo phái này với giáo phái khác không còn tồn tại nữa;và rồi mở rộng những điều tốt đẹp này đi xa hơn biên giới của chúng ta hướng đến những đất nước láng giềng…”

    Từ khi khởi đầu, Phong trào Hướng đạo đã gắn bó quan trọng đến việc thúc đẩy tình anh em và sự hiểu biết lẫn nhau của thanh thiếu niên các quốc gia. Nhiều sự tập họp có tính chất quốc tế của giới trẻ là biểu thị rõ nhất của cách thường được làm để đạt đến mục đích này, để đạt đến mục đích một cách có chiều sâu hơn phải thông qua những hoạt động thường xuyên hàng ngày của chương trình Hướng đạo sinh.

    Phát biểu thứ hai- “Tham gia vào sự phát triển của xã hội…” –biểu thị nguyên lý cơ bản của việc phục vụ tha nhân với một thái độ toàn diện. Trước tiên, phù hợp với triết lý của Người sáng lập, phục vụ được hình thành nên với ý nghĩa rộng nhất của nó, như một sự đóng góp để phát triển xã hội. Thứ hai, sự phát triển này không thể làm với bất cứ giá nào; nó phải được dựa trên sự tôn trọng nhân phẩm và tính toàn vẹn của thế giới tự nhiên.

    Khái niệm về nhân phẩm là một quy tắc cơ bản của cộng đồng quốc tế và được đưa ra bởi Bản tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Nó được giải thích một cách đơn giản rằng mọi hoạt động được đảm trách trong Phong trào Hướng đạo phải được dựa trên sự tôn trọng con người.

    Khái niệm về tính toàn vẹn của thế giới tự nhiên diễn đạt ý nghĩa sự bảo tồn thiên nhiên, điều này luôn là nền tảng cơ bản đối với Phong trào Hướng đạo. Nó nhấn mạnh rằng không gian sống của nhân loại trên trái đất và những sinh vật đang tồn tại cấu thành một tổng thể hệ sinh thái, một hệ thống tương thuộc lẫn nhau, và bất cứ sự tổn thương nào đến bất cứ bộ phận nào đều tác động đến toàn hệ thống. Khái niệm này nhấn mạnh rằng để theo đuổi mục tiêu phát triển, con người không được khai thác tài nguyên thiên nhiên với thái độ làm nguy hại đến sự cân bằng và hài hòa của thế giới tự nhiên.

    Bổn phận đối với bản thân

    Nguyên lý này được định rõ “trách nhiệm về sự phát triển của chính bản thân mình”. Phong trào Hướng đạo do vậy không chỉ dựa trên những nguyên lý “Bổn phận đối với tín ngưỡng tâm linh” và “Bổn phận đối với tha nhân” mà còn dựa trên nguyên lý rằng con người phải chịu trách nhiệm về sự phát triển những khả năng của chính bản thân anh ta. Điều này nói lên một cách đầy đủ sự phù hợp hài hòa với mục đích giáo dục của Phong trào Hướng đạo, mục đích nhắm tới của Phong trào là trợ giúp thanh thiếu niên phát triển đầy đủ những tiềm năng của chúng - một quá trình được gọi là “làm bộc lộ” nhân cách. Về khía cạnh này, vai trò của Lời hứa và Luật Hướng đạo là nền tảng cơ bản.

    Tôn trọng triệt để Lời hứa và Luật

    Những nguyên lý đề cập ở trên liên quan đến những khía cạnh về tín ngưỡng, xã hội và cá nhân cấu thành những luật lệ cơ bản và niềm tin mà Phong trào Hướng đạo đặt làm nền tảng. Vì vậy, chương trình của tất cả các Hội Hướng đạo phải cung cấp tối đa các cơ hội cho sự phát triển của thanh thiếu niên trên cơ sở những nguyên lý này.

    Từ sự khởi đầu của Phong trào, công cụ cơ bản cho việc trình bày một cách có hệ thống những nguyên lý bằng cách dùng sự cảm thông và lôi cuốn thanh thiếu niên, là Lời hứa và Luật mà tất cả các Hội Hướng đạo phải có.

    Về khía cạnh này, Lời hứa và Luật nguyên gốc được hình thành bởi Người sáng lập là nguồn hữu ích để xây dựng luật, từ đó nó làm tiêu biểu nền tảng của Phong trào. Tuy nhiên, nên được nhấn mạnh là Lời hứa và Luật nguyên gốc đó đã được viết cho giới trẻ Anh quốc đầu thế kỷ 20. Mỗi hội Hướng đạo của mỗi quốc gia phải đảm bảo rằng Lời hứa và Luật của họ được tuân thủ với ngôn ngữ hiện đại phù hợp với những đặc điểm văn hóa và nền văn minh của họ mà vẫn trung thành với những nguyên tắc cơ bản.

    Để đảm bảo sự diễn đạt đa dạng này không ảnh hưởng đến tính thống nhất của Phong trào và trung thực với những nguyên tắc cơ bản của nó, Lời hứa và Luật của các Hội Hướng đạo các quốc gia, từ bản dự thảo đầu tiên và bất cứ khi nào có sửa đổi đều phải được sự phê chuẩn của Tổ chức Hướng đạo Thế giới.
    cao viet tuan
    cao viet tuan
    ViP
    ViP


    Nam Tổng số bài gửi : 154
    Age : 43
    Đến từ : Đồng Nai - Việt Nam
    Registration date : 29/04/2008

    Những Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Phong trào Hướng đạo thế giới Empty Re: Những Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Phong trào Hướng đạo thế giới

    Bài gửi  cao viet tuan Sat May 31, 2008 9:54 am

    Phương pháp Hướng đạo

    Phương pháp có thể được định nghĩa như là những phương tiện sử dụng hoặc là những bước theo đuổi để đạt được mục đích. Mỗi khi nó là bộ phận của một Phong trào có các nguyên lý làm nền tảng, phương pháp phải được dựa trên những nguyên lý đó.

    Phương pháp Hướng đạo được định nghĩa như là “một hệ thống của sự tự học khộng ngừng thông qua:

    · Lời hứa và Luật.

    · Học bằng cách làm.

    · Thành viên của Nhóm (ví dụ như Đội), bao gồm dưới sự hướng dẫn của người lớn, không ngừng khám phá, chấp nhận trách nhiệm và rèn luyện theo hướng tự trị nhằm phát triển tính khí, tự tin, đáng được tin cậy và có cả năng lực hợp tác cũng như năng lực lãnh đạo.


    · Không ngừng phát triển và các chương trình hào hứng của những hoạt động đa dạng dựa trên sự thích thú của người tham gia, bao gồm trò chơi, những kỹ năng hữu ích, và phục vụ cộng đồng, sinh hoạt ngoài trời để gần gũi với thiên nhiên."

    Phương pháp Hướng đạo do vậy là một hệ thống của sự tự học không ngừng, để đạt được như là một kết quả của việc kết hợp các yếu tố, được phác thảo dưới đây.

    Trước khi nói đến những yếu tố này, khái niệm chính yếu trong định nghĩa của phương pháp Hướng đạo nên được nhấn mạnh. Khái niệm này là: Phương pháp Hướng đạo là một hệ thống của sự tự học không ngừng. Thực sự đó là một hệ thống hàm ý rằng nó phải được cấu thành như một nhóm yếu tố tương thuộc lẫn nhau tạo nên một tổng thể hòa hợp thống nhất. Đó là lý do tại sao từ phương pháp được dùng ở số ít, không phải là số nhiều. Bởi vậy, trong mỗi yếu tố bao gồm việc nó có thể được xem như một phương pháp theo đúng nghĩa của nó (và trong thực tế, cũng thấy như thế ở những phong trào khác), chúng ta có thể chỉ nói đến phương pháp Hướng đạo khi tất cả những yếu tố này được kết hợp trong cùng một hệ thống giáo dục hợp nhất. Hệ thống này được dựa trên ý tưởng tự học không ngừng.

    Lời hứa và Luật

    Yếu tố đầu tiên của phương pháp Hướng đạo là Lời hứa và Luật. Điều đó đã cho thấy rằng Lời hứa và Luật là những công cụ cơ bản để lập nên các nguyên tắc của Phong trào Hướng đạo. Tuy nhiên, ở đây chúng ta không quan tâm quá nhiều với những nguyên tắc đạo đức có trong lời hứa và luật, mà quan tâm nhiều hơn đến vai trò của nó như là một phương pháp giáo dục. Qua Lời hứa và Luật, một thanh thiếu niên thực hiện với sự tự nguyện của chính mình, một sự cam kết cá nhân với một chuẩn mực đạo đức đã được đưa ra và anh ta chấp nhận, đứng trước những người đồng trang lứa, chịu trách nhiệm một cách trung thực với chuẩn mực đạo đức đó. Sự nhìn nhận thường xuyên với những giá trị đạo đức này, và sự nổ lực được duy trì liên tục để sống theo những lý tưởng đó với sự cố gắng hết khả năng của mình (“Tôi sẽ cố gắng hết sức”). Bởi vậy, đó chính là công cụ mạnh mẽ nhất trong việc phát triển cho thanh thiếu niên.

    Học bằng cách Làm

    Một yếu tố cơ bản khác của phương pháp Hướng đạo đó là khái niệm về giáo dục tích cực, hay đơn giản hơn, học bằng cách làm, điều này đã trở thành nền tảng của giáo dục hiện đại. Khái niệm này xuất hiện xuyên suốt trong các bài viết của Người sáng lập, người đã nhấn mạnh một cách có hệ thống rằng “Trẻ em luôn sẵn sàng để làm hơn là để lĩnh hội” .

    Ý tưởng trong phong trào Hướng đạo rằng học phải bằng sự quan sát, thực nghiệm và trực tiếp hành động được Tiến sĩ Maria Montessori tán dương, một trong những chuyên gia hàng đầu trong lãnh vực hoạt động giáo dục. Khi được hỏi làm thế nào phương pháp của bà được áp dụng cho trẻ em khi chúng trở đã lớn vượt qua giai đoạn tuổi thơ ấu (sau lứa tuổi 6-7), Tiến sĩ Montessori đáp: “Các bạn ở Anh quốc có Hướng đạo sinh, và việc huấn luyện của chúng là sự tiếp tục một cách tự nhiên của những điều mà tôi đem đến cho trẻ em”

    Một chương trình không dựa trên khái niệm học bằng cách làm không thể được xem là một chương trình Hướng đạo.

    Thành viên của nhóm (vd Đội)

    Một yếu tố cơ bản thứ ba của phương pháp Hướng đạo là hệ thống về thành viên của nhóm (ví dụ như hệ thống Đội). Lợi ích của những nhóm nhỏ như những tác nhân của sự xã hội hóa–nghĩa là thuân lợi cho sự hòa nhập của giới trẻ vào đời sống xã hội- đã được công nhận bởi khoa học xã hội. Với khía cạnh này, đó là thực tế phải được chấp nhận, trong cùng một nhóm, những mối quan hệ tình thân chiếm vị trí quan trọng hàng đầu.

    Với một lượng nhỏ người, tính cách trường cửu của quan hệ tình thân, sự nhận biết của tất cả các thành viên trong nhóm với các mục đích, sự hiểu biết sâu xa của những cá nhân khác trong nhóm, sự đánh giá lẫn nhau trong trong cùng một nhóm, cùng có những cảm xúc tự do, không gò bó và thực tế rằng sự kiểm soát có tính xã hội lại có vị trí thân mật - Tất cả điều này cung cấp một không khí lý tưởng cho giới trẻ để vượt qua tiến trình biến đổi của chúng sang tuổi trưởng thành.

    Sự hoạt động của nhóm nhỏ này do vậy cung cấp những cơ hội cho giới trẻ luôn phát triển tính khám phá và chấp nhận ý niệm về sự chịu trách nhiệm, rèn luyện chúng hướng đến tự trị. Điều này thuận tiện cho việc phát triển tính khí của giới trẻ và cho phép chúng phát huy hết năng lực, tự tin, đáng được tin cậy và phát huy khả năng hợp tác cũng như khả năng lãnh đạo.

    Trong quá trình trên, vai trò của người lớn là người hướng dẫn. Nó bao gồm sự giúp đỡ giới trẻ phát hiện tiềm năng của chúng để gánh vác trách nhiệm trong đời sống xã hội. Vai trò của người lớn không nên có ý nghĩ là người điều khiển, vì lẽ rằng giới trẻ chỉ có thể phát triển một cách đầy đủ trong một môi trường của sự tôn trọng và đánh giá đúng nhân cách của chúng. Khi áp dụng thực sự , mối quan hệ này giữa giới trẻ và người lớn đáp ứng được một nhu cầu thiết yếu của xã hội hiện đại, từ đó nó cung cấp một diễn đàn cho việc đối thoại và hợp tác giữa các thế hệ.

    Cải cách không ngừng và những chương trình gây sự hứng thú

    Ba yếu tố của phương pháp Hướng đạo đề cập ở trên được diễn tả cụ thể trong phạm vi một chương trình Hướng đạo, đó là toàn bộ các hoạt động được thực hành bởi giới trẻ trong phong trào Hướng đạo. Chương trình này phải được hình thành như một sự hòa nhập tổng thể và không như một sự thu nhặt pha tạp linh tinh và những hoạt động không liên quan. Những đặc trưng cơ bản của chương trình này tạo thành yếu tố thứ tư của phương pháp Hướng đạo.

    Chương trình Hướng đạo theo đó phải được hình thành trong cách luôn phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu sự phát triển dần dần và hài hòa của giới trẻ. Một công cụ để đạt được sự tiến bộ này chính là sự kiểm tra thực nghiệm và hệ thống chuyên hiệu (hay chương trình thăng tiến, kế hoạch phong nhậm đẳng cấp,…).

    Để đạt được các mục tiêu, một chương trình cũng phải gây được hứng thú để lôi cuốn thanh thiếu niên. Với khía cạnh này, chương trình nên là một sự phối hợp cân đối các hoạt động đa dạng mà các hoạt động đó được dựa trên sự thích thú của những người tham gia. Điều này, quan sát kỹ bản thiết kế của một chương trình, là một trong những cách bảo đảm cho sự thành công của nó.

    Trong sự phối hợp cân đối các hoạt động đa dạng, trò chơi, các kỹ năng hữu dụng và phục vụ cộng đồng là ba lãnh vực chủ yếu nên được đưa vào khi thiết kế một chương trình. Sự phối hợp hài hòa các hoạt động rơi vào trong ba lãnh vực này cấu thành phương pháp tốt nhất để đảm bảo rằng chương trình đạt được những mục tiêu giáo dục của nó.

    Từ giai đoạn khởi đầu của Phong trào Hướng đạo, thiên nhiên và đời sống ngoài trời đã được xem như ý tưởng cốt lõi của những hoạt động Hướng đạo. Người sáng lập đã cho rằng thiên nhiên có tầm quan trọng rất lớn. Thực vậy, ông đã đặt tựa đề “Hướng đạo cho trẻ em”, “Thủ bản hướng dẫn trở thành công dân tốt qua việc thông thạo nghề rừng” và ông đã định rõ nghề rừng như là “kiến thức về động vật và thiên nhiên”.

    Ý nghĩa quan trọng được gán cho tự nhiên bởi Huân tước Robert Baden-Powell không chỉ nhờ có những lợi ích rõ ràng của đời sống ngoài trời về sự phát triển thể chất của giới trẻ.

    Theo đó, từ quan điểm phát triển trí tuệ, một số thử thách mà thiên nhiên ban tặng đã kích thích khả năng sáng tạo của giới trẻ và làm cho chúng nắm được những giải pháp dựa trên sự phối hợp của các yếu tố.

    Hơn nữa, từ quan điểm phát triển xã hội, sự chia xẻ thông thường về những rủi ro, thử thách và đấu tranh tập thể để thỏa mãn những nhu cầu cuộc sống, tạo nên một mắt xích mạnh mẽ giữa các thành viên trong nhóm. Điều đó làm cho chúng hiểu một cách đầy đủ ý nghĩa và sự quan trọng của cuộc sống trong xã hội.

    Cuối cùng, thiên nhiên đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển tinh thần của giới trẻ; trong chính những lời của Người sáng lập “Những người theo thuyết vô thần…duy trì quan điểm cho rằng một tôn giáo mà tôn giáo đó được học từ những sách vở được viết bởi con người không thể là chân chính. Nhưng vì một lý do nào đó nên họ không thấy rằng bên cạnh những cuốn sách đã được in ra…Thượng đế đã cho chúng ta Cuốn sách Thiên nhiên lớn lao để đọc; và họ không thể nói rằng điều đó không thật - những sự kiện thực tế có ở trước họ…Tôi không đề nghị Nghiên cứu Thiên nhiên như một hình thức của sự sùng bái hay như một sự thay thế cho tôn giáo, nhưng tôi ủng hộ sự am hiểu Thiên nhiên, trong những cảnh ngộ nào đó, như một bước hướng về tôn giáo”.

    Bởi vậy, đối với Robert Baden-Powell, “Điều kinh ngạc…của tất cả những điều đáng kinh ngạc là làm thế nào một số thầy giáo đã sao nhãng điều này (nghĩa là nghiên cứu thiên nhiên) dễ dàng và những phương tiện đáng tin cậy của giáo dục và họ đã nổ lực đưa sự chỉ dẫn kinh thánh như bước đầu nhằm vào tính hiếu động, đầy hăng say của trẻ để suy nghĩ đến những điều cao hơn”.

    Vì thế, bất cứ khi nào có thể, các hoạt động Hướng đạo nên tổ chức ở ngoài trời, để giao tiếp được với thiên nhiên, từ đó nó cho chúng ta môi trường lý tưởng mà ở đó giới trẻ có thể lấy làm nơi để phát triển tính hòa đồng .
    cao viet tuan
    cao viet tuan
    ViP
    ViP


    Nam Tổng số bài gửi : 154
    Age : 43
    Đến từ : Đồng Nai - Việt Nam
    Registration date : 29/04/2008

    Những Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Phong trào Hướng đạo thế giới Empty Re: Những Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Phong trào Hướng đạo thế giới

    Bài gửi  cao viet tuan Sat May 31, 2008 9:55 am

    Sách tham khảo

    1. Aids to Scoutmastership, Robert Baden-Powell, London, n.d. (1919) p. 43

    2. Religion and the Boy Scout and Girl Guides Movement - an address to the Joint Conference of Commissioners at High Leigh, 1926, Robert Baden-Powell

    3. Scouting and Youth Movements, Robert Baden-Powell, London, 1929, pp. 72-73

    4. Aids to Scoutmastership, World Brotherhood Edition, London 1949, p. 90

    5. ibid, 1919 edition, p. 21

    6. Scouting for Boys, Robert Baden-Powell, 1908 edition, p. 82

    7. Rovering to Success, Robert Baden-Powell, 1930 edition, p. 181

    8. Aids to Scoutmastership, 4th impression, n.d., p. 96

    Cuốn sách nhỏ này được in lại từ Elements for a Scout Program, Section I, Chapter 1, được xuất bản bởi Programme Service, World Scout Bureau, P.O. Box 241 1211 Geneva 4, Switzerland.

    Võ Văn Tuấn - Nai thiện chí

    (dịch từ nguồn internet)

    Sponsored content


    Những Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Phong trào Hướng đạo thế giới Empty Re: Những Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Phong trào Hướng đạo thế giới

    Bài gửi  Sponsored content


      Hôm nay: Sun May 12, 2024 5:04 am