Trang Sinh

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Trang Sinh

SCOUT LAND


    Tìm Hiểu Về Các Chòm Sao

    Admin
    Admin
    Admin
    Admin


    Nam Tổng số bài gửi : 462
    Age : 36
    Đến từ : Cần Thơ- Việt Nam
    Job/hobbies : Student
    Registration date : 25/04/2008

    Tìm Hiểu Về Các Chòm Sao Empty Tìm Hiểu Về Các Chòm Sao

    Bài gửi  Admin Sat Jul 05, 2008 1:25 am

    TÊN SAO VÀ QUI ƯớC
    Bầu trời được chia thành 88 vùng liền nhau, các vùng đó được xem là khu vực của một chòm sao, tất cả được định nghĩa bởi Hiệp hội thiên văn quốc tế (IAU - International Astronomical Union) vào năm 1930. Với từng khu vục, các nhà thiên văn học sử dụng một hệ thống quy ước tên, ký tự & số để định danh các vật thể trời.

    1. CHÒM SAO
    Trong quyển chiêm tinh học của nhà thiên văn học người Hy Lạp (The Almagest - 150 sau CN) Ptolemy đã liệt kê 48 chòm sao, đa số tên của chúng mô tả các nhân vật hay các con vật trong thần thoại Hy Lạp. Những chòm sao khác được thêm dần vào sau đó và đến hiện nay đã ta có tổng cộng là 88 chòm (quan sát được). Những chòm sao mới phát hiện gần đây nằm ở bầu trời phía nam bên dưới đường chân trời của Hy Lạp & tên của chúng thường mô tả các thiết bị khoa học kỹ thuật hay các con thú lạ nào đó. Trong biểu đồ sao, vài ngôi sao trong một chòm có thể kết hợp với nhau tạo thành một hình mẫu tượng trưng cho vật thể nào đó, có thể nhóm sao đó một cái có tên riêng ngoài cái tên chung của cả chòm sao. Dù sao đi nữa sự tương đồng về hình dạng của chòm sao đối với các vật thể thật thì rất là tượng trưng & các đường nối các ngôi sao cũng thay đổi theo từng loại biểu đồ khác nhau.


    2. Độ SÁNG BIểU KIếN

    Độ sáng của một vật thể trên bầu trời đêm được gọi là độ sáng biểu kiến, và cường độ sáng tùy thuộc vào độ sáng hiện tại của nó & khoảng cách từ nó đến trái đất.
    Thường ta dùng 2 khái niệm sau để chỉ độ sáng của một ngôi sao:
    - Độ sáng tương đối (Độ sáng thực (apperent magnitude)):
    Là độ sáng của vật thể khi nó được nhìn từ trái đất, độ sáng này bị ảnh hưởng bởi khoảng cách của vật thể. Chính là độ sáng mà mắt thường chúng ta quan sát khi thấy nó trên bầu trời
    - Độ sáng tuyệt đối: chính là độ sang thực của nó trong vũ trụ
    (Độ sáng biểu kiến (absolute magnitude): Là độ tỏa sáng biểu kiến của một vật thể, được định nghĩa bằng độ sáng của một ngôi sao khi nó cách trái đất một khoảng là 32.6 năm ánh sáng)

    Ta cần phân biệt kỹ 2 khái niệm này, nếu đặt 2 sao gần nhau thì sao nào có độ sáng tuyệt đối lớn hơn (tức số chỉ nhỏ hơn hoặc âm hơn) thì sao đó sẽ sáng hơn. Nhưng do chúng có khoảng cách khác nhau so với trái đất, nên có thể sao có độ sang tuyệt đối lớn hơn lại trông mờ hơn sao có độ sang tuyệt đối nhỏ hơn, đây chính là độ sang thực sự của ngôi sao so với mắt chúng ta.

    Các nhà thiên văn học sử dụng một bảng tỉ lệ để mô tả độ sáng biểu kiến của vật thể trời. Những ngôi sao sáng có số chỉ thấp hoặc âm, còn những vật thể mờ thì số chỉ nó cao hơn. Trong điều kiện quan sát tốt, chúng ta có thể quan sát các ngôi sao có độ sáng từ 6 trở xuống bằng mắt thường, còn những vật thể có số chỉ cao hơn (độ sáng thấp hơn) chỉ có thể quan sát được bằng ống nhòm và kính viễn vọng.
    VD: sao Betelguese thì sáng gấp 10,000 lần mặt trời, nhưng nó trông có vẻ mờ hơn sao Sirius, sao mà chỉ sáng hơn mặt trời có 20 lần, là vì nó các xa chúng ta hơn 50 lần so với Sirius (Betelguese cách mặt trời 430 năm ánh sáng, còn Sirius các mặt trời 8.6 năm ánh sáng)


    SO SÁNH ĐỘ SÁNG CỦA SAO SIRIUS & BETELGENSE SO VỚI MẶT TRỜI

    6 cấp sáng của sao như sau:
    Sao cấp I: hơn 1.5 sáng nhất
    Sao cấp II: 1.5 - 2.5
    Sao cấp III: 2.5 - 3.5
    Sao cấp IV: 3.5 - 4.5
    Sao cấp V: yếu hơn 4.5
    Sao cấp VI: còn lại (thường là tinh vân)

    TÊN SAO
    Không có một hệ thống độc lập nào được dùng để đặt tên cho sao. Thông thường tên chòm sao là một cái tên La Tinh nào đó, còn tên sao trong chòm thì thường là được ký hiệu bằng ký tự hay số. Đễ dễ nhớ, các nhà thiên văn học đã tập hợp các ngôi sao thành từng nhóm, gọi là từng chòm. Mỗi chòm sao sao có hình tượng và sự tích khác nhau tượng trưng cho các chòm đó, các hình tượng và sự tích đó được các nhà thiên văn dựa trên các truyền thuyết, truyện thần thoại hay truyện cổ của các dân tộc khác nhau. Do sự thống trị của văn hóa Hy Lạp và La Mã trong thời kỳ cổ đại cũng như trong thời phục hưng ở châu âu, nơi các chòm sao được định danh và biết đến nhiều nhất nên đa số tên các chòm sao thường gắn với các truyền thuyết của Hy Lạp hay La Mã nào đó. Và hiện nay những cái tên này được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Trong phạm vi topic này tôi sẽ sử dụng những cái tên đó, và trong phạm vi hạn hẹp của kiến thức mình tôi xin ghi chú thêm tên tiếng Anh của chòm sao đó để các bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu khác dễ dàng hơn. Ngoài ra trong phần phụ lục tôi có một bảng danh sách tên các chòm sao, có cả tên Việt Nam;

    Một VD về tên sao đầy đủ sau của sao Altair
    Name and catalogue numbers :
    Tên sao : ALTAIR
    Chòm sao: Aquila/Eagles (Con Ó)
    Ký tự Bayer: Alpha Aquila
    Số Flamsteed: 53 Aquila
    Số danh mục sao sáng: 7557
    Số danh mục Henry Draper: 187642


    Thường tên chòm sao được viết ngắn dưới dạng tổ hợp 3 ký tự, VD, chòm Sagittarius (Nhân Mã) được viết thành Sgr, Ursa Major thành UMa

    Tên những ngôi sao sáng trong chòm được đặt bằng ký tự Hy Lạp, gọi là ký tự Bayer (Bayer letters), theo thứ tự al-pha cho từng cấp độ sáng giảm dần.
    VD sao sáng nhất trong chòm Cygnus (Thiên Nga) thì được đặt là sao Alpha (α) Cygni (và tên khác của nó nếu có), ở đây nó còn có một tên khác là Deneb.
    VD: Zeta (ξ) Ursae Majoris (Mizar) - tức là sao Zeta trong chòm Ursa Major (Ursae Majoris là tên gốc la tinh)

    Hầu hết những sao có thể nhìn bằng mắt thường được đánh số gọi là số Flamsteed, số tăng theo thứ tự từ phải qua trái. Vài ngôi sao không nằm trong danh mục số Flamsteed thì được định danh bằng ký tự thường và hoa, thường các chòm phía nam được đặt theo cách này.
    VD: 61 Cygni

    Một hệ thống ký tự tách biệt khác bắt đầu bằng ký tự hoa R được đặt cho những ngôi sao biến đổi,
    VD: T Cygni.

    Ngoài ra, đôi khi những ngôi sao sáng khác thì cũng có tên thông thường có nguồn gốc từ Hy Lạp, La Tinh, hay Ẩ Rập, vd như Deneb có nguồn gốc Ẩ Rập.

    Còn những vật thể ở xa và nhỏ hơn trong chòm (Deep-sky object) thì được đánh số và có những ký tự như M, NGC, hay IC đứng trước nó. (M - Messier, NGC - New General Catalogue, IC - Index Catalogue)
    VD: NGC 7099 - là một tinh vân trong chòm Bảo Bình

    Đến nay, tổng cộng có cả thảy gần 7000 ngôi sao đã được đặt tên và phân bố rải rác trong khắp các chòm sao trên bầu trời. Với khả năng phóng đại rất cao của các kính thiên văn ngày nay, người ta có thể đếm được có khoảng 3,000,000,000 ngôi sao (ba tỷ), và dĩ nhiên là sẽ còn nữa vì qúa trình hình thành và hủy diệt của các ngôi sao vẫn xảy ra liên tục.

      Hôm nay: Mon May 13, 2024 12:50 pm