Trang Sinh

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Trang Sinh

SCOUT LAND


    Xác Định Sao Bắc Cực

    Admin
    Admin
    Admin
    Admin


    Nam Tổng số bài gửi : 462
    Age : 36
    Đến từ : Cần Thơ- Việt Nam
    Job/hobbies : Student
    Registration date : 25/04/2008

    Xác Định Sao Bắc Cực Empty Xác Định Sao Bắc Cực

    Bài gửi  Admin Sat Jul 05, 2008 1:28 am

    Buổi tối, ngửa mặt lên bầu trời phương Bắc, ta dễ dàng bắt gặp ánh sáng của hai chòm sao: Đại hùng và Thiên hậu. Xung quanh chúng, quây quần bởi một bầy sao tựa chiếc muôi múc canh. Nhưng nhờ hai “người bạn” này, chúng sẽ tìm ra phương Bắc và ngôi sao phù hợp nhất với nghề hàng hải ở phía bắc bán cầu: Sao Bắc Cực…
    Ngôi sao của nghề hàng hải
    Ít nhất, ngay từ thời Tảo vương quốc, vương triều, các Pha-ra-ông, người Ai Cập cổ đại đã vẽ được bản đồ các thiên thể, xác định được vị trí các chòm sao Bắc cực, sao Thuỷ, Hoả, Mộc và nhiều vì tinh tú khác. Thời thượng cổ, người ta đã lập được lịch: mỗi năm có 365 ngày, cứ 4 năm, năm lịch lại hơn năm thiên nhiên 1 ngày, một ngày được chia làm 24 giờ theo bóng của chiếc đồng hồ mặt trời.
    Nhưng câu hỏi đặt ra là: Sao Bắc cực như thế nào mà người ta quan trọng nó đến thế?


    Ngôi sao này luôn nằm im ở phương Bắc, điều đó có nghĩa là tìm được nó chính là tìm được phương Bắc. Ngôi sao chỉ đường này đã có trong lịch sử của các nhà thám hiểm, hàng hải, đi rừng, trắc lượng, thăm dò địa chất… từ rất lâu. Nhờ nó, người ta có thể xác định được vĩ độ mà họ đang đứng.

    Sao Bắc cực, để có tên gọi này, ngôi sao đó phải được nhìn thấy từ trái đất và gần với Bắc Cực của bầu trời và nằm gần thiên cực bắc. Các nhà thiên văn học cho rằng, ngôi sao phù hợp nhất chính là Polaris. Trước đó, theo lịch sử 3.000 năm trước công nguyên, “ngôi sao già”, mờ yếu Thuban trong chòm sao Draco đã từng được coi là Sao Bắc Cực. Người ta đã so sánh độ sáng biểu kiến của hai ngôi sao này và nhận ra, Thuban mờ hơn khoảng 5 lần Polaris.

    Hướng mắt lên bầu trời mùa đông, từ chòm sao Song Tử, chảy theo hướng dải Ngân hà về phía Tây, ta sẽ bắt gặp 5 ngôi sao rực rỡ tạo thành một hình ngũ giác. Ngôi sao góc Nam trong hình ngũ giác này chính là sao Kim ngưu ß, 4 ngôi sao còn lại “chùm đầu” thành chòm sao Ngự Phu.

    “Người kéo xe” này nằm trong dải Ngân Hà, căn cứ vào đó người ta xác định được sao Bắc Cực bởi gạch nối giữa sao ø và sao ß kéo dài về phương Bắc khoảng 3 lần.

    Môt nửa chòm Ngự phu nằm trong Ngân hà, phía Đông Nam là chòm Song tử, phía Tây Bắc là chòm Anh tiên, phía Nam là chòm Kim ngưu, phía Bắc là chòm Lộc báo. Ta có thể căn cứ vào chòm Ngự phu để tìm sao Bắc cực. Nối sao ø và sao ß kéo dài về phương Bắc khoảng ba lần ta sẽ gặp sao Bắc cực.

    Nhận ra Sao Bắc Cực nhờ “Sao muôi múc canh”
    Nhiều người đã nhận nhầm sao Bắc cực là sao Bắc đẩu. Thực chất, chúng khác nhau hoàn toàn.

    Chòm sao Đại Hùng và chòm sao Thiên Hậu mặc dù xa nhau nhưng cả hài đều “đối mặt” với sao Bắc đẩu. chòm sao Đại hùng có 7 sao rất sáng gồm: sao Thiên xu, sao Thiên toàn, sao Thiên cơ, sao Ngọc hoành, sao Khai dương và sao Dao quang, hay là sao Bắc đẩu thất tinh, chúng vây quần thành hình chiếc muôi múc canh, có người gọi là “sao muôi múc canh”. Chòm sao Thiên hậu gồm 5 sao sáng xếp thành hình chữ W. Đó là hai chòm sao giúp chúng ta tìm ra sao Bắc cực.

    Chòm sao Đại hùng và chòm sao Thiên hậu tuy cách xa nhau nhưng đối diện với sao Bắc đẩu. Bầu trời sao vào đêm mùa xuân giúp chúng ta nhìn rõ chòm sao Bắc đẩu thất tinh xuất hiện ngay ở phương Bắc, còn chòm sao Thiên Hậu lại xuất hiện chếch sang hướng Tây Bắc.

    Hoặc đơn giản hơn, chúng ta có thể tượng tượng một cách dễ dàng rằng: một đêm tháng 5 và tháng 6, chòm sao Bắc đẩu có thể xuất hiện ngay trên đỉnh đầu chúng ta trong khi chòm sao Thiên Hậu lại xuất hiện ở cạnh đường chân trời phía Bắc, và ngược lại.

    Chòm sao Bắc Đẩu gồm 7 ngôi (Bắc Đẩu thất tinh) chính là chòm Đại Hùng tinh, sau đó, khi văn minh phương Tây du nhập, người Trung Quốc gọi chúng là "The Great Bear" là Đại Hùng tinh tức là “con gấu lớn”. Xung quanh chòm sao này gồm 7 ngôi sao rất sáng y hệt hình một chiếc gầu múc nước: Dao Quang, Khai Dương, Ngọc Hoàng, Thiên Quyền, Thiên Cơ, Thiên Toàn, Thiên Xu

    Khi xác định được chòm sao Đại hùng, ta có thể dễ dàng nhận thấy màu sáng khác lạ của sao Thiên Xu và Thiên Toàn bới chúng là 2 ngôi sao chỉ cực. Ngay cạnh đó, có một ngôi sao chẳng kém rực rỡ hơn chúng là mất trong chòm sao Tiểu Hùng – đó là sao Bắc Cực.

    Hoặc, điểm nhìn bắt đầu từ chòm sao Thiên Hậu, có 5 ngôi sao lấp lánh, chọn sao ở giữa sao Thiên lương 4 và nối với một sao nhỏ ở trước 3 sao đó là sao Thiên lương 2 rồi kéo dài về phía trước một đoạn gấp hơn 3 lần khoảng cách giữa sao Thiên lương 4 và sao Thiên lương 2, ta sẽ thấy sao Bắc cực.

    Mãi mãi, Sao Bắc Cực sáng nhất chòm Tiểu Hùng ?
    Trái đất là một quả quýt dẹt chứ không phải là một quả bóng. Biết rằng, trái đất của chúng ta đang ngày càng trở nên “béo phì” do liên tục phải đón nhận hàng trăm thiên thạch “lạc” vào bầu khí quyển nhưng bán kính xích đạo vẫn dài hơn bán kính hai cực là 21 km. Nhờ đó là trái đất luôn nghiêng một góc và tự “trở” mình.

    Sao Bắc Cực chỉ hướng Bắc theo trục Bắc - Nam của Trái đất. Nhưng do Trục Trái đất không đẳng hướng mà quay vòng (tuế sai) theo chu kỳ khoảng 25.800 năm nên sao Bắc Cực cũng thay đổi. Hiện giờ Bắc Cực nằm trong chòm Tiểu Hùng, nhưng trước đây nằm trong chòm Vũ Tiên, rồi Thiên Long, đến khoảng năm 10.000 sẽ là sao trong chòm Tiên Hậu, khoảng năm 14000 nằm trong chòm Thiên Cầm.

    Hiện nay, sao Bắc cực mà chúng ta nhìn thấy không phải nằm ở cạnh trục thẳng đứng của Trái đất mà lệch khoảng 1o, sau đó nó sẽ dần dần tiến về phía trục Trái đất. Vào năm 2095 sao Bắc cực sẽ nằm sát trục thẳng đứng của Trái đất (chỉ sai 26,5 phút). Sau năm 2095, sao Bắc cực chuyển dịch ngày càng xa trục thẳng đứng của Trái đất và sau mấy nghìn năm nữa sao Bắc cực sẽ không làm sao chỉ hướng Bắc, vị trí đó luôn luôn được thay thế.

    Hơn nữa, các nhà thiên văn học nói rằng: Cách đây 4000 năm, sao Anpha (α) trong chòm sao Thiên long là Sao Bắc Cực, đến năm 10.000 sau công nguyên sẽ là sao Anpha trong chòm sao Thiên nga, đến năm 14.000 sau công nguyên sẽ là sao Anpha trong chòm sao Thiên cầm và đến khoảng năm 28.000 sau công nguyên sẽ trở lại sao Bắc cực hiện nay (tức sao α của chòm sao Tiểu hùng).

    Cứ như vậy, trái đất dao động khiến các vì sao có thể đi xa hơn hoặc xích lại gần về khoảng cách. Lúc này là Polaris, có thể sẽ là một cái tên khác sáng hơn và nó hoàn toàn bị “truất ngôi”.

      Hôm nay: Mon May 13, 2024 11:30 am